Dầu tràm làm từ cây gì

Dầu tràm làm từ cây gì? Với những công dụng lành tính, dầu tràm được người tiêu dùng ưu ái sử dụng để bảo vệ sức khỏe thành viên trong gia đình. Độ phổ biến của dầu tràm hiện nay trên thị trường cũng khá đa dạng.

Dầu tràm làm từ cây gì? Với những công dụng lành tính, dầu tràm được người tiêu dùng ưu ái sử dụng để bảo vệ sức khỏe thành viên trong gia đình. Độ phổ biến của dầu tràm hiện nay trên thị trường cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, để mua được loại dầu tràm nguyên chất chiết xuất từ thiên nhiên, bạn cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản trước khi sử dụng. Vậy dầu tràm được làm từ cây gì?

Dầu tràm làm từ cây gì?

Dầu tràm có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ em, người già hay cả mẹ bầu. Theo nghiên cứu, dầu tràm có nguồn gốc chiết xuất từ cây tràm gió với tên khoa học là Melaleuca Cajuputi thông qua phương pháp chưng cất tinh dầu. Đặc điểm của dầu tràm có mùi thơm dịu, rất dễ chịu và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.


Giới thiệu về cây tràm gió

Dựa trên những tài liệu khoa học, cây tràm gió là một loại cây bụi phổ biến, thường mọc trong phạm vi có hệ sinh thái đa dạng. Đặc biệt là khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á. Trong số đó, Việt Nam là một trong hai khu vực trên thế giới có diện tích rừng tràm lớn. Một số tỉnh trồng rừng tràm nhiều ở nước ta như Huế, Quảng Trị…

  • Tên gọi tiếng Anh: Cajeput

  • Tên tiếng Việt thông dụng: Cây tràm gió

  • Tên khoa học: Melaleuca Cajuputi

Đặc điểm hình thái bên ngoài:

Cây tràm gió có hình dạng bên ngoài là cây gỗ nhỏ với chiều cao trùng bình đến 7m. Phần vỏ bên ngoài có nhiều lớp xốp trắng, nhánh nhỏ và có phần hơi rủ xuống. Lá khá giống với lá tre, hoặc có dạng lá rộng dài từ 7 đến 8cm. Hoa mọc ở ngọn cây từ 3 đến 7cm. Phía cuối sẽ mọc lá, tràng nhỏ và đài. Phần nhụy trắng dài từ 10 đến 12mm.

Có thêm quả nang nhỏ nhưng không cuống và có hình trụ 3 ngăn. Mỗi ngăn chứa rất nhiều loại hạt cũng như mày khác nhau. Hình thức phát tán của hạt là bằng cách chẻ ô. Hạt tràm gió rất nhỏ và dường như không có nội nhũ. Với hạt non có màu trắng sữa đặc trưng, lúc chín sẽ chuyển thành màu cánh gián hoặc là màu xám nâu.

Đặc điểm sinh thái:

Cây tràm gió thích hợp mọc ở những vùng ven biển, hoặc cận ven biển nhiệt đới. Đặc biệt thích hợp mọc ở các nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam, Đông Inđônêxia.

Công dụng của cây tràm gió:

Mỗi bộ phận của loại cây này được sử dụng với rất nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể như gỗ cây tràm gió sẽ được dùng làm cột và sàn nhà hay hàng rào. Phần vỏ cây làm nguyên liệu tạo mùi hương. Hơn hết, nó còn có công dụng đặc biệt liên quan đến sức khỏe như giúp ra mồ hôi, giải cảm và giảm đau, có thể dùng nó để lấy nước sát khuẩn.

Phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm gió

Phương pháp chính để chiết xuất tinh dầu tràm gió đó chính là “Nguyên tắc chưng cất”.

Nguyên tắc chưng cất: Phần hơi nước sẽ thấm trực tiếp của nguyên liệu chứa tinh dầu, từ đó phá vỡ bộ phận này. Tiếp theo đó, sẽ đẩy tinh dầu bao gồm hợp chất không tan lẫn trong nước, dễ bay hơi ra khỏi vùng nguyên liệu.

Thành phần chính có trong dầu tràm

Thành phần hóa học của dầu tràm bao gồm:

  • 1, 8 – Cineol (45 – 60,2%)

  • Alpha và Terpineol (5,9 – 12,5 %)

  • Beta-caryophyllene (3,8 – 7,6%)

  • Limonene (4,5 – 8,9 %)

Hiện nay, có rất nhiều người tiêu dùng không phân biệt hai loại tinh dầu cùng tên, là tinh dầu tràm và tinh dầu tràm trà. Điểm chung hai loại tinh dầu này đều có chung một chữ tràm. Tuy nhiên, hai loại tinh dầu được chiết xuất từ hai loại cây khác nhau hoàn toàn. Để không mua nhầm sản phẩm, bạn nên nói rõ loại tinh dầu với người bán để tránh xảy ra nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.


Công dụng của tinh dầu tràm

Công dụng của dầu tràm cho mọi lứa tuổi như sau:

  • Phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh về hô hấp: Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm xoa vào lòng bàn tay. Xoa đều cả hai lòng bàn tay và sau đó xoa bóp phần chân để làm ấm cho cơ thể. Khi có triệu chứng sổ mũi, ho bạn cũng có thể áp dụng cách làm này cho người bệnh để giảm đi các triệu chứng sổ mũi nước, ho khè.

  • Đuổi muỗi và côn trùng nhỏ: Cho một vài giọt tinh dầu tràm vào máy khuếch tán hoặc đèn xông để hương dầu lan tỏa xua đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả nhất.

  • Làm giảm mụn: Những nàng bị mụn trứng cá hay mụn nhọt có thể yên tâm sử dụng tăm bông để tẩm tinh dầu tràm rồi xoa lên nốt mụn. Để khô và tránh tiếp xúc tay lên vết mụn để giảm sưng và sát khuẩn mụn tốt hơn.

  • Giảm đau nhức cơ: Những ai bị đau nhức cơ do vận động, cần thường xuyên dùng tinh dầu tràm để giảm đau. Đây là một phương pháp hỗ trợ đau nhức cơ vận động rất tối. 

  • Bằng cách bạn chỉ cần pha vài giọt tinh dầu tràm với các loại dầu nền và dầu oliu hay dầu dừa, theo tỷ lệ là 1:30. Sau đó, massage nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức. Mỗi ngày đều kiên trì thoa để có kết quả tiến triển tốt hơn.

Tổng kết

Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ nhận định được “Dầu tràm làm từ cây gì?” Từ đó, bỏ túi thêm cho bản thân những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống chăm sóc sức khỏe bổ ích hơn. 

Nếu bạn đang có nhu cầu mua dầu tràm nguyên chất được chiết xuất từ công nghệ hiện đại, đảm bảo giữ nguyên giá trị thành phần dinh dưỡng thì đến ngay Dầu Tràm Con Yêu. Bên cạnh đó, còn nhận được những ưu đãi, nhận giá đại lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về sản phẩm này:

Mọi thông tin liên hệ tư vấn và đặt hàng sản phẩm:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT PURE

Trụ sở: 158/7/30 Hoàng Hoa Thám, P.12, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0909 77 83 77 - 0915 51 72 51 - 0903 015 315

XSX: Quốc Lộ N2, Ấp 3, Xã Tân Long, Huyện Thủ Thừa, Tỉnh Long An.

Website: https://pureoils.vn/ hoặc http://dautramconyeu.com/

Tin liên quan

Bình luận

top