Dầu tràm và công dụng của dầu tràm

Dầu tràm vốn là dược liệu truyền thống với nhiều tính năng tuyệt vời đã được sử dụng từ rất lâu. Hãy cùng xem công dụng của dầu tràm nhé.

Dầu Tràm có tác dụng kháng khuẩn

Một trong những tính năng ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn là do α-Terpineol, rất nhiều loại thuốc được điều chế từ tinh chất α-Terpineol có trong dầu tràm có tác dụng ức chế các loại virus cúm. Vì thế sử dụng dầu tràm là cách hiệu quả để phòng ngừa bệnh cúm.
Bạn có thể cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc xông tinh dầu tràm để giúp không khí trong phòng sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu.

Dầu Tràm hỗ trợ phòng ho
Nhờ thành phần Cinoel có tính năng kháng khuẩn cao ở đường hô hấp giúp làm long đờm, tan nhớt hiệu quả mà dầu tràm được sử nhiều để xông mũi, xông họng và hỗ trợ dứt các cơn ho. Nên có rất nhiều sản phẩm thuốc được chiết xuất từ dầu tràm dưới dạng xông, hít để đặc hỗ trợ giảm ho.


Dầu Tràm chống cảm lạnh, tránh gió
Đối với trẻ nhỏ (và cả người lớn), nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm trước khi đi ngủ. Ngoài ra còn có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé khi thời tiết chuyển lạnh. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời tránh bị muỗi đốt. Nên lưu ý là rửa mặt cho bé thì vẫn dùng nước sạch để không làm cay mắt bé.
Thực chất dầu tràm rất lành tính, nhiều công dụng lại không có tác dụng phụ nên rất an toàn với trẻ sơ sinh và mẹ trước, sau khi sinh. Nhưng nếu e ngại trẻ có làn da quá nhạy cảm, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt.
Đối với các mẹ sau sinh, xông hơi bằng tinh dầu tràm có tác dụng trừ gió, tăng cường vệ khí bảo vệ cơ thể. Dầu tràm còn giúp thư giãn toàn bộ cơ thể, khơi thông kinh mạch giúp bà mẹ trẻ cảm thấy thư thái, sảng khoái.


Dầu Tràm có tác dụng đuổi muỗi
Cách an toàn nhất để bảo vệ bé yêu của bạn khỏi bị muỗi cắn là thoa dầu tràm pha loãng lên da của bé hoặc cũng có thể cho bé tắm với nước có pha tinh dầu tràm.
Ngoài ra, để xử lý các vết tấy đỏ do muỗi hay côn trùng cắn trên da bé, bạn cũng có thể lấy dầu tràm thoa trực tiếp lên vết cắn, sẽ giảm sưng, đau và ngứa rất nhanh.

Dầu Tràm có tác dụng giảm đau
Nhờ tác dụng giảm đau mà những ai gặp vấn đề về xương khớp, nhất là người lớn tuổi có thể dùng dầu tràm để xoa bóp thường xuyên.
Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu tràm vào ly nước ấm để uống để giảm cơn đau bụng do co thắt dạ dày.
Hoặc đối với các bà mẹ đang cho con bú bị nhiễm lạnh khiến gân cơ co cứng, đau nhức, tê mỏi. Massage kết hợp tinh dầu tràm sẽ có tác dụng giãn cơ, giảm co cứng nên nhờ đó mà hỗ trợ được các chứng đau nhức, tê mỏi ở các bà mẹ.


Tác dụng chống đầy hơi, không tiêu của dầu Tràm
Để giúp bé khỏi bị đầy hơi do ăn không tiêu, chống táo bón bạn có thể massage bụng bé với một ít tinh dầu tràm sẽ làm bé thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Dầu Tràm có tác dụng khử trùng, chống nấm
Nhờ công dụng này mà dầu tràm được dùng để chữa các bệnh phụ khoa gây ra bởi vi khuẩn, vi rút và các loại nấm. Đối với những người mắc các loại nấm hay vi khuẩn trên da có thể thoa tinh dầu tràm để vi khuẩn không lây sang vùng da khác và tắm với nước pha dầu tràm để bệnh mau khỏi.

Ngoài ra, dầu tràm để càng lâu càng tốt, vậy nên những chai dầu tốt là những chai dầu đã chưng cất trên một năm, có màu vàng nhạt, không có cặn và không rít.
Khác với dầu gió thường bị chống chỉ định sử dụng cho nhiều trường hợp, dầu tràm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé, vì thế dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng bởi vì rất lành tính và an toàn cho người dùng.
Vì vậy, các mẹ nên thủ sẵn trong nhà một chai tinh dầu tràm vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà.

Tin liên quan

Bình luận

top